Đồ Án Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Khuẩn Bacillus Để Phân Giải Protein Gây Dị Ứng Trong Khô Dầu Đậu Nành

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by nhandanglv123, Dec 7, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sử Dụng Vi Khuẩn Bacillus Để Phân Giải Protein Gây Dị Ứng Trong Khô Dầu Đậu Nành Với Phương Pháp Lên Men Bán Rắn
    Khô dầu đậu nành, sản phẩm của quá trình tách chiết dầu từ hạt đậu nành, chủ yếu được sử dụng để chế biến thức ăn chăn nuôi gà và heo, chiếm khoảng 74% tổng sản lượng (Chen và ctv, 2010). Khô dầu đậu nành thường được sử dụng với tỷ lệ khoảng 10- 20% trong khẩu cho heo và gà. Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho vật nuôi do có hàm lượng các axít amin không thay thế cao. Tuy nhiên, việc sử dụng khô dầu đậu nành trong khẩu phần thức ăn cho gia súc, gia cầm non (hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện) bị hạn chế, hiệu quả không cao do khô dầu đậu nành chứa một số protein gây dị ứng. Hai protein gây dị ứng chủ yếu trong đậu nành là glycinin (globulin 11S) và βconglycinin (globulin 7S). Chúng chiếm hơn 50% tổng lượng protein trong hạt đậu nành (Samoto và ctv, 2007). Glycinin là một protein với cấu trúc gồm 5 tiểu đơn vị mà mỗi một tiểu đơn vị gồm một chuỗi polypeptide mang tính axít (khối lượng phân tử 35-40 kDa) và một chuỗi polypeptide mang tính bazơ (22 kDa) liên kết với nhau bằng liên kết disulfua (Helm và ctv, 2000; Beardslee và ctv, 2000; Hou và ctv, 2004; Golubovic và ctv, 2005).
    • Đồ án tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn: TS. Phạm Huỳnh Ninh
    • Tác giả: Lê Huỳnh Hoài Thương
    • Số trang: 85
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2017
    Link Download
    http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=119459
    https://drive.google.com/uc?id=1-qmXJBkwJo2iBKHEIuNz9Gb4MEJZezge
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page