Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Sự Phân Hủy Nhiệt Policlobiphenyl Sử Dụng Hệ Xúc Tác Kim Loại Chuyển Tiếp Ba Cấu Tử

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandang123, Jan 8, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sự Phân Hủy Nhiệt Policlobiphenyl Sử Dụng Hệ Xúc Tác Kim Loại Chuyển Tiếp Ba Cấu Tử (CuO-CeO2-Cr2O3)
    Policlobiphenyl (PCBs) là một nhóm các hợp chất hữu cơ nhân tạo, có độ độc cao và rất bền vững trong môi trường. Chúng nằm trong danh sách 22 nhóm hợp chất hữu cơ bền vững, độc hại (Persistant Organic Pollutants - POPs). PCBs được sử dụng như một chất điện môi phổ biến trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo. Là thành phần trong sơn, mực in, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín, chất để hàn; là chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy và trong dầu nhờn (trong dầu kính hiển vi, phanh, dầu cắt…). Qua nghiên cứu của Cục bảo vệ Môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) cho thấy PCBs là một trong các tác nhân gây ung thư cho con người, gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ sinh dục. Ngoài ra, PCBs là chất khó bị phân hủy bằng sinh, lý, hóa học và rất bền vững trong môi trường. Chính vì vậy, PCBs bị cấm sử dụng vào cuối những năm 1970.
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Quang Huy
    • Tác giả: Nguyễn Thị Duyên
    • Số trang: 94
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2014
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1058320
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 22, 2018

Share This Page