Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Sự Tích Lũy Của Phytolith Trong Một Số Loại Đất Chính Ở Đồng Bằng Sông Hồng

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Tự Nhiên' started by nhandang123, Jul 7, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Sự Tích Lũy Của Phytolith Trong Một Số Loại Đất Chính Ở Đồng Bằng Sông Hồng
    Silic là nguyên tố giàu thứ hai sau Oxy trong lớp vỏ trên của trái đất (~28,8%) và có mặt trong hầu hết các loại đá mẹ cũng như các khoáng vật thứ sinh trong đất. Sự tồn tại của Si thường đồng hành với oxy để tạo thành oxit silic. Ước tính oxit silic có thể chiếm tới 66,6% lớp vỏ lục địa của trái đất (Wedepohl, 1995) [49]. Mặc dù rất dồi dào trong tự nhiên nhưng không phải dạng oxit silic nào thực vật cũng có thể sử dụng được. Trải qua quá trình phong hóa, Si từ các khoáng vật được giải phóng ở dạng axit silicic vào đất và từ đó thực vật có thể hút thu cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Si được dinh dưỡng qua hệ rễ sau đó vào các mô bào của thực vật để hình thành nên các “tế bào silic” hay còn có một số tên gọi khác như opal silic hay phytolith. Khi thực vật chết đi phytolith sẽ được giải phóng và tích lũy trong đất. Si dễ tiêu đối với cây trồng trong phytolith có thể chiếm từ 20 đến 40% (Wickramasinghe và Rowell, 2006) [20].
    • Luận văn thạc sĩ Khoa học
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khắc Hiệp, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh
    • Tác giả: Đinh Trọng Hoàng
    • Số trang: 77
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học quốc gia Hà Nội 2016
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1067012&sp=T&sp=4&suite=def
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page