Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Thực Trạng Mối Hại Gỗ Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by khanhceovn, Jul 31, 2018.

  1. khanhceovn

    khanhceovn Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Thực Trạng Mối Hại Gỗ Tại Trường Đại Học Sư Phạm Thái Nguyên
    Bộ mối (isopteran) hay còn gọi là bộ cánh đều thuộc lớp côn trùng (mối) là nhóm côn trùng đa hình thái, trong các cá thể của một đàn mối (tổ) đẳng cấp khác nhau bao gồm mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối cánh. Chúng sống thành dạng tập đoàn có tổ chức cao (Vũ Quang Mạnh và cs, 1993) [6]. Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa xenlulo. Chúng có đặc điểm chung: hàm của mối đi kiếm ăn là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, chúng cũng có thể cán phá được cả vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm thức ăn thường đắp đất thạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo thành khoang rỗng trong lòng đất. Côn trùng bộ cánh đều có đặc điểm như có hai cánh mỏng, cấu tạo hai cánh giống nhau và kính thước gần bằng nhau. Cánh mối chỉ có ở các cá thể sinh sản trước khi giao hoan, sau khi giao hoan đôi cánh rụng đi, các cá thể ở đẳng cấp khác như mối lính, mối thợ đều không có cánh. Cơ quan miệng của mối kiểu gặm nhai, chân dạng chân chạy. Mối là loại biến thái không hoàn toàn, không có nhộng, thân thể mềm, có màu trắng xám (Vũ Qang Mạnh và cs, 1993) [6].
    • Luận văn tốt nghiệp nông nghiệp
    • Chuyên ngành Nông lâm Kết hợp
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Việt Hưng
    • Tác giả: Đinh Văn Lộc
    • Số trang: 79
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9194
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 1, 2018

Share This Page