Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tính Chất Điện Sắc Của Màng Nanô WO3 Chế Tạo Bằng Phương Pháp Điện Hóa

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Liệu Và Linh Kiện Nanô' started by nhandang123, Sep 7, 2016.

  1. nhandang123

    nhandang123 Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tính Chất Điện Sắc Của Màng Nanô WO3 Chế Tạo Bằng Phương Pháp Điện Hóa
    WO3 với đặc tính cấu trúc tinh thể tạo ra các kênh khuyết tật cho phép các ion kích thước nhỏ như proton (H+) hay Li+ xâm nhập, làm thay đổi hoá trị của W (từ 6+ sang 5+). Do đó màng mỏng WO3 có thể thay đổi độ hấp thụ, sinh ra hiệu ứng điện sắc. Màng ôxít vônfram được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống dùng để chế tạo các loại cửa sổ thông minh, màng hiển thị, đầu dò cảm biến quang học, biển báo giao thông…Trong đó ứng dụng quan trọng nhất của màng điện sắc là chế tạo các loại cửa sổ thông minh của các tòa nhà cao tầng hay cửa kính ôtô có khả năng điều chỉnh được thông lượng ánh sáng truyền qua. Với ứng dụng to lớn như vậy, màng WO3 đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và tấm cửa sổ thông minh đầu tiên do công ty Pilkington (Anh), một hãng sản xuất thủy tinh lớn nhất thế giới, đã tung ra thị trường dùng cho các tòa nhà vào năm 1998. Nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và giá thành còn quá cao. Những năm gần đây, màng điện sắc WO3 có cấu trúc nanô đạt hiệu ứng điện sắc cao hơn hẳn và có khả năng ứng dụng cao.
    • Luận văn thạc sĩ Khoa học và công nghệ Nanô
    • Chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện nanô
    • Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Năng Định
    • Tác giả: Lê Thị Bích Liễu
    • Số trang: 63
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Quốc gia Hà Nội 2008
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1010750
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Jul 20, 2018

Share This Page