Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thực Vật Thân Gỗ Đề Xuất Các Biện Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Tại Tiểu Khu 14

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Tự Nhiên' started by quanh.bv, Mar 9, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tính Đa Dạng Thực Vật Thân Gỗ, Đề Xuất Các Biện Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Tại Tiểu Khu 14 Vườn Quốc Gia Cúc Phương Huyện Nho Quan, Tỉnh Ninh Bình
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm trầm trọng các hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học, đặc biệt là các khu rừng nhiệt đới - nơi tập trung nhiều loài động - thực vật quý hiếm và đặc hữu. Theo thống kê, hiện nước ta có khoảng 13 triệu hecta rừng, trong đó 2/3 diện tích rừng tự nhiên được coi là rừng nghèo và tái sinh, diện tích các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng liên tục bị thu hẹp, số lượng cá thể của các loài hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nguồn gen hoang dã và nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Mất rừng là nguyên nhân gây ra thiên tai, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh và đói nghèo.
    • Luận văn thạc sĩ Sinh học
    • Chuyên ngành Sinh thái học
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Thị Phượng
    • Tác giả: Nguyễn Thị Lê Nga
    • Số trang: 87
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2014
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...uong-huyen-nho-quan-tinh-ninh-binh-45015.html

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page