Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Compozit Dùng Cacbon Cấu Trúc Nano Và Polyme

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandanglv123, Apr 30, 2020.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tổng Hợp Vật Liệu Compozit Dùng Cacbon Cấu Trúc Nano Và Polyme Để Hấp Phụ Ion Cd2+ Và Pb2+ Trong Nước Sông Hồ
    Vật liệu compozit graphen oxit – polypyron (GO – PPy) đã được tổng hợp thành công để loại bỏ ion Cd2+ và Pb2+ trong nước. Các phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM), phổ hồng ngoại biến đổi Fourier (FTIR) và phổ tán xạ năng lượng tia X (EDX) được sử dụng để xác định đặc trưng của vật liệu. Quá trình hấp phụ các ion kim loại được khảo sát ở các điều kiện khác nhau: pH, lượng chất hấp phụ, thời gian hấp phụ và nồng độ ion kim loại ban đầu. Ở điều kiện hấp phụ tại pH2, lượng vật liệu hấp phụ 20 mg, nồng độ ion kim loại ban đầu 50mg/l và thời gian hấp phụ 120 phút, hiệu quả hấp phụ đối với Cd2+ là 92,82% và đối với Pb2+ là 90,50%. Từ các số liệu thực nghiệm cho thấy, mô hình đẳng nhiệt Freundlich phù hợp hơn so với mô hình Langmuir khi mô tả quá trình hấp phụ của vật liệu compozit. Các mô hình động học cho thấy quá trình hấp phụ của các ion kim loại tuân theo mô hình động học bậc 2. Vật liệu compozit có thể được sử dụng làm chất hấp phụ hiệu quả để loại bỏ ion Cd2+ và Pb2+ trong nước...
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành Khoa học môi trường
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Phúc Quân TS. Phạm Thị Thúy
    • Tác giả: Dương Thu Hà
    • Số trang: 92
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2018
    Link Download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/66043
    https://drive.google.com/uc?id=10m8YdJnKo9qo0nNruYHZhZ0hSFzOtgzb
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page