Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Tổng Hợp Xúc Tác Dị Thể Lưỡng Chức Năng Trên Cơ Sở Silicat Chứa Canxi, Ứng Dụng

Discussion in 'Chuyên Ngành Kỹ Thuật Hóa Học' started by quanh.bv, Jul 4, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tổng Hợp Xúc Tác Dị Thể Lưỡng Chức Năng Trên Cơ Sở Silicat Chứa Canxi, Ứng Dụng Để Chuyển Hóa Dầu Nhiều Axit Tự Do Thành Biodiesel
    Chế tạo thành công hai hệ xúc tác lưỡng chức axit – bazơ theo phương pháp đồng ngưng tụ, ứng dụng cho quá trình tổng hợp biodiesel từ dầu vi tảo họ Botryococcus nói riêng và các loại dầu có chỉ số axit cao nói chung. Xúc tác CS và MCS là hai hệ xúc tác mới, có cấu trúc và tính chất đặc biệt khi sở hữu cả hai loại tâm axit – bazơ có lực mạnh, thúc đẩy chọn lọc hai phản ứng chính là este hóa các axit béo tự do và trao đổi este các triglyxerit, giúp quá trình chuyển hóa nguyên liệu có thể được thực hiện trong những điều kiện êm dịu hơn so với các xúc tác axit, và hiệu quả hơn so với các xúc tác bazơ khác.
    Sử dụng phương pháp phổ kỹ thuật cao nghiên cứu sâu vào cấu trúc xúc tác CS và MCS, đó là phổ hấp thụ tia X (XAS), bao gồm hai thành phần là phổ hấp thụ tia X gần ngưỡng (XANES) và phổ hấp thụ tia X cấu trúc tinh vi mở rộng (EXAFS). Kết quả cho thấy, xúc tác CS và MCS chứa các tâm Ca với số phối trí 6, bao quanh bởi hệ liên kết –O-Si- đặc trưng cho hệ thống oxit phức hợp CaO-SiO2. Thông qua cấu trúc mô phỏng xác định từ phổ XAS, giải thích được sự xuất hiện tính axit và bazơ trong hai xúc tác CS và MCS: các tâm axit sinh ra từ sự chênh lệch điện tích dọc theo các liên kết Ca-O-Si, các tâm bazơ xuất hiện tại các khuyết tật chứa các phần tử O2-; cả hai loại tâm này đều định vị trên bộ khung xúc tác, nên có tính chất ổn định, bền vững trong môi trường phản ứng. Giải thích phù hợp tốt với các kết quả định lượng độ axit – bazơ theo phương pháp thực nghiệm.
    Sử dụng nguyên liệu dầu vi tảo họ Botryococcus làm nguyên liệu chính cho quá trình tổng hợp biodiesel trên xúc tác MCS. Đây là loại nguyên liệu mới, thuộc thế hệ thứ 3, ít được nghiên cứu tại Việt Nam, cho năng suất thu dầu rất cao và rất có tiềm năng làm nguyên liệu chính cho việc sản xuất biodiesel trên quy mô lớn.
    • Luận án tiến sĩ Hóa học
    • Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khánh Diệu Hồng
    • Tác giả: Nguyễn Đăng Toàn
    • Số trang: 184
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Bách khoa Hà Nội 2016
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.13&view=26158
    https://drive.google.com/uc?id=1EuL3tQChbieQwECXHbNQkitWO2XoPPBB
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Dec 21, 2019

Share This Page