Luận Văn Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Sử Dụng Các Loài Cây Làm Phẩm Màu Thực Phẩm Tại Huyện Mường Khương

Discussion in 'Chuyên Ngành Nông Lâm' started by khanhceovn, Jul 31, 2018.

  1. khanhceovn

    khanhceovn Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Tri Thức Bản Địa Về Sử Dụng Các Loài Cây Làm Phẩm Màu Thực Phẩm Tại Huyện Mường Khương Tỉnh Lào Cai
    Từ rất xa xưa, ông bà ta đã biết dùng nhiều loại cây có trong tự nhiên để chữa các bệnh hiểm nghèo, để nhuộm màu trong thực phẩm vừa làm đẹp món ăn, vừa tăng giá trị dinh dưỡng. Chất nhuộm màu nói chung và chất nhuộm màu thực phẩm nói riêng từ các loài cây nhuộm đã được người dân các nước trên thế giới sử dụng vào cuộc sống từ thời xa xưa. Một chất màu được sử dụng không độc hại, không là tác nhân gây bệnh và nhuộm thực phẩm thành màu theo mục đích, phù hợp với công nghệ chế biến thực phẩm. Ngoài ra, các chất nhuộm màu trong lĩnh vực này không gây mùi lạ và làm thay đổi chất lượng thực phẩm. Ngày nay, khi đời sống của người dân phát triển thì giá trị của thực phẩm không chỉ dừng ở giá trị dinh dưỡng mà nó còn bao hàm cả giá trị thẩm mỹ và vấn đề an toàn cho người sử dụng. Để tạo cho thực phẩm có tính cảm quan cao về phương diện màu sắc, hiện nay ngành công nghệ thực phẩm chủ yếu sử dụng chất màu tổng hợp… Tuy nhiên, vấn đề an toàn đối với sức khỏe của con người vẫn bị đe dọa bởi sự hình thành các sản phẩm phụ bất lợi vì ngoài những chất màu được phép sử dụng trong thực phẩm thì những chất màu không đủ tiêu chuẩn vẫn được sử dụng hoặc sử dụng quá giới hạn sẽ ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe người tiêu dùng.
    • Luận văn tốt nghiệp Lâm nghiệp
    • Chuyên ngành Lâm nghiệp
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. La Quang Độ
    • Tác giả: Phan Hải Nam
    • Số trang: 68
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9085
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Aug 2, 2018

Share This Page