Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử DNA Trong Chọn Tạo Giống Lúa Thơm Kháng Bệnh Bạc Lá

Discussion in 'Di Truyền Và Chọn Giống Cây Trồng' started by quanh.bv, Jun 30, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Ứng Dụng Chỉ Thị Phân Tử DNA Trong Chọn Tạo Giống Lúa Thơm Kháng Bệnh Bạc Lá
    Đề tài luận án được tiến hành từ 2010 đến 2014. Nghiên cứu lựa chọn chỉ thị phân tử DNA liên kết với gen mùi thơm và gen kháng bệnh bạc lá ứng dụng trong chọn tạo giống lúa thơm kháng bệnh bạc lá ở các tỉnh phía Bắc, kết quả đã xác định được chỉ thị 4 mồi ESP, IFAP, INSP và EAP nhận diện gen thơm fgr có độ chính xác tới 94%, chỉ thị Npb181, RG556 và P3 nhận diện gen kháng bệnh bạc lá Xa4, xa5Xa7 có độ chính xác theo lần lượt là 97, 76 và 92%. Nghiên cứu vật liệu khởi đầu ở cả cấp độ kiểu hình và kiểu gen, kết quả đã xác định được 12 mẫu giống lúa thơm, chất lượng cao và 12 mẫu giống lúa mang gen kháng bệnh bạc lá sử dụng làm bố mẹ cho các tổ hợp lai định hướng trong chọn tạo giống lúa thơm, kháng bệnh bạc lá tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả lai tạo và chọn giống bằng phương pháp truyền thống kết hợp với chọn kiểu gen mục tiêu bằng chỉ thị phân tử (MAS), đã chọn tạo được 15 dòng lúa thơm mới, mang 1 – 2 gen kháng bệnh bạc lá (trong các gen Xa4, xa5 Xa7), thể hiện kháng tốt với các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc. Trong đó, 2 dòng lúa là T7.19-2 và dòng T25.82-3 đáp ứng được mục tiêu chọn tạo về thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng, mùi thơm và kháng bệnh bạc lá sẽ được tiếp tục phát triển cho sản xuất tại các tỉnh phía Bắc trong thời gian tới.
    • Luận án tiến sĩ nông nghiệp,
    • Chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây trồng
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Hữu Tôn
    • Tác giả: Dương Xuân Tú
    • Số trang: 217
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2015
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=25169

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page