Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ CRISPR-Cas9 Trong Tạo Đột Biến Gen GmGOLS03, GmGOLS19 Trên Cây Đậu

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by quanh.bv, May 26, 2022.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2022-5-26_21-44-10.png
    Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ CRISPR-Cas9 Trong Tạo Đột Biến Gen GmGOLS03, GmGOLS19 Trên Cây Đậu Tương (Glycine Max (L.) Merrill) Nhằm Giảm Lượng Đường Họ Raffinose Trong Hạt
    Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill), thuộc họ đậu (Fabaceae) là loại cây công nghiệp có giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao, được sử dụng làm thực phẩm cho người, thức ăn trong chăn nuôi, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp và xuất khẩu. Hạt đậu tương là bộ phận có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, ngoài những thành phần dinh dưỡng giúp ích cho sức khỏe con người, trong hạt đậu tương lại có sự hiện diện của nhóm đường họ raffinose (Raffinose family oligosaccharide - RFOs) đây là nhóm đường khó tiêu chiếm 50% tổng lượng cacbon hòa tan trong hạt. Nhóm đường RFOs chứa liên kết α-galactosidic (1-6) chỉ có thể phân giải bởi enzyme galactosidase, tuy nhiên trong hệ tiêu hóa của người và nhóm động vật không nhai lại không chứa enzyme này. Chính nguyên nhân này đã làm giảm đi giá trị dinh dưỡng trong hạt đậu tương. Gần đây, sự phát triển của công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 mở ra cơ hội trong việc nghiên cứu chức năng gen ở mức độ DNA và được ứng dụng rộng rãi trong cải tạo giống cây trồng, đặc biệt trong đó có cây đậu tương.
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn: TS. Đỗ Tiến Phát, PGS.TS. Phạm Bích Ngọc
    • Tác giả: Lê Thị Như Thảo
    • Số trang: 119
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Học viện Khoa học và Công nghệ 2022
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=39725
    https://drive.google.com/file/d/1kFtLb-SRKdejmgvXqPtuMi_sOP7CEy44
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: May 26, 2022

Share This Page