Triều Nguyễn - triều đại cuối cùng của nền phong kiến Việt Nam, đã để lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử cho dân tộc. Thời đại này, còn lưu lại nhiều bộ sách có giá trị lớn: Đại Nam thực lục (tiền biên, chính biên), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí… đây là những nguồn sử liệu quý giá cho việc nghiên cứu từng giai đoạn lịch sử của đất nước. Bên cạnh những giá trị đó, thời đại nhà Nguyễn còn để lại một kho tàng văn chương đồ sộ. Văn học thời kì này phát triển rất hưng thịnh, là một giai đoạn lớn của nền văn học trung đại Việt Nam, với chính sách “chấn hưng văn trị” đã hình thành nên đội ngũ sáng tác đông đảo với nhiều tác gia lớn mà trong đó nhiều vị xuất thân từ Hoàng tộc như: vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức có tài văn hay chữ tốt, với số lượng các tập thơ văn ngự chế hàng nghìn bài; các bậc vương công, hoàng tử, công chúa như: Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Mai Am Công chúa và tầng lớp Nho sĩ quan lại như: Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Nguyễn Du, Vũ Phạm Khải, Phạm Phú Thứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu… là những tác gia lớn với khối lượng thơ văn hàng nghìn bài. Văn học thời kỳ này đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, là một kho tàng có giá trị của nền văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên văn học giai đoạn này, đặc biệt là văn chương trong Hoàng tộc triều Nguyễn chưa được nghiên cứu đầy đủ, xứng tầm với giá trị vốn có của nó. Luận án tiến sĩ ngữ văn Chuyên ngành Hán Nôm Người hướng dẫn: PGS.TS Hà Văn Minh, PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng Tác giả: Phan Thanh Việt Số trang: 283 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư Phạm Hà Nội 2022 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=40077 https://drive.google.com/file/d/10x3mADHLeOR1orjq0_CvWKbamoUYB4Bthttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1