Luận Án Tiến Sĩ Nghiên Cứu Xâm Nhập Mặn Nước Dưới Đất Trầm Tích Đệ Tứ Vùng Nam Định

Discussion in 'Chuyên Ngành Kỹ Thuật Công Nghệ' started by quanh.bv, Jun 24, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Xâm Nhập Mặn Nước Dưới Đất Trầm Tích Đệ Tứ Vùng Nam Định
    Nước nhạt trong tầng chứa nước Pleistocen vùng Nam Định được hình thành trong suốt lịch sử phát triển địa chất, địa chất thủy văn của vùng và có sự bổ cập liên tục bởi nước nhạt trong các thành tạo chứa nước bên dưới. Nguồn bổ cập cho thấu kính nước nhạt này từ phía tây và tây bắc.
    Thấu kính nước nhạt trong tầng chứa nước Pleistocen vùng Nam Định bị xâm nhập mặn do chênh lệch áp lực giữa vùng nước nhạt với vùng nước mặn phía bắc, đông bắc của thấu kính và do lớp thấm nước yếu nguồn gốc biển phủ bên trên thông qua nhiều quá trình hóa lý phức tạp. Trong đó, quá trình khuếch tán và phân dị trọng lực đóng vai trò chính. Ở những nơi lớp trầm tích biển có hệ số thấm lớn (K ≥10-7 m/s trở lên) thì quá trình phân dị trọng lực xảy ra và hệ số thấm càng lớn thì vai trò của quá trình này càng chiếm ưu thế so với quá trình khuếch tán phân tử. Những nơi có hệ số thấm nhỏ (K <10-7 m/s) thì quá trình khuếch tán phân tử đóng vai trò chủ đạo, hệ số thấm càng nhỏ thì vai trò của khuếch tán phân tử càng chiếm ưu thế.
    • Luận án tiến sĩ địa chất,
    • Chuyên ngành Kỹ thuật địa chất
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quý Nhân, PGS.TS Flemming Larsen
    • Tác giả: Hoàng Văn Hoan
    • Số trang: 171
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Trường đại học Mỏ - Địa chất 2014
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.9&view=19259

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page