Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Xây Dựng Bản Đồ Phân Hạng Thích Nghi Đất Đai Làm Cơ Sở Cho Quy Hoạch Sản Xuất Chè

Discussion in 'Chuyên Ngành Quản Lý Đất Đai' started by JerodSest, Sep 11, 2018.

  1. JerodSest

    JerodSest Member

    [​IMG]
    Nghiên Cứu Xây Dựng Bản Đồ Phân Hạng Thích Nghi Đất Đai Làm Cơ Sở Cho Quy Hoạch Sản Xuất Chè Trên Địa Bàn Huyện Hoàng Su Phì - Tỉnh Hà Giang
    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không có khả năng tái tạo, hạn chế về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng. Trong quá trình phát triển xã hội con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo, thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó làm giảm dần tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp. Với sức ép của việc gia tăng dân số, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất đai ngày càng bị tàn phá mạnh mẽ. Nhiều trường hợp khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện dẫn đến sản xuất không thành công. Vì vậy quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã được định hướng cho các đề tài nghiên cứu và ứng dụng quan trọng và cấp bách hiện nay trong sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Chè là loại cây công nghiệp dài ngày được trồng ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng. Sản xuất trong nhiều năm qua đã đáp ứng được nhu cầu về chè uống của nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt kim ngạch hàng triệu USD hàng năm. Tuy có những thời điểm giá chè thấp làm cho đời sống người làm chè gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn tổng thể cây chè vẫn là cây giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho một bộ phận đáng kể nhân dân ở các vùng trung du, miền núi, vùng cao, vùng xa và góp phần bảo vệ môi sinh.
    • Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
    • Chuyên ngành Quản lý đất đai
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Nhuận
    • Tác giả: Lùng Thị Thu
    • Số trang: 72
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2018
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=13311
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 17, 2018

Share This Page