Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Trình Sản Xuất Cao Lá Bồ ĐềCây Bồ Đề (Ficcus religiosa) có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, Tây Nam Trung Quốc, Ấn Độ và dưới chân núi Himalaya. Nó là loài cây rụng lá về mùa khô, cao tới 30m và đường kính thân tới 3m. Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo. Trong sách kinh cây Bồ Đề được gọi là “ cây giác ngộ”. Các tín đồ đạo Phật coi Bồ Đề là cây nhà phật. Nghe truyền rằng, phật tổ Thích Ca đã tu thành chính quả ở dưới gốc cây Bồ Đề [11]. Cây Bồ Đề được trồng rất phổ biến ngoài đường phố, công viên, khuôn viên công sở, trường học, bệnh viện, bến bãi, đường làng, đền đài miếu mạo, và rất phổ biến ở khuôn viên chùa Phật giáo.... Theo y học cổ truyền, cây Bồ Đề có những tác dụng chữa bệnh như: Vỏ cây làm chất se, hạ nhiệt, tăng sinh lý, kháng khuẩn, bệnh lậu, tiêu chảy, kiết lỵ, bệnh trĩ, chống viêm, bệnh ngoài da, ghẻ, nôn mửa. Lá và chồi hay cành non dùng để tẩy trùng vết thương, bệnh ngoài da thầu. Cùng với sự phát triển của đạo Phật, việc trồng, nghiên cứu, chế biến các sản phẩm từ Bồ Đề cũng không được đa dạng cụ thể như tràng hạt từ quả, nước hoa từ nhựa cây…. Lá Bồ Đề cho sản lượng tốt nhất, nhưng hiện nay các sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng lá tươi làm lành vết thương, gây nhiều bất tiện cho người sử dụng. Trong một nghiên cứu khác, khi chiết trái cây bằng chlorofrorm sẽ chống lại Azobacter chroococcum, Bacillus cereus, B. megaterium, Streptococcus faecalis và Klebsiella gây viêm phổi[14]. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lưu Hồng Sơn Tác giả: Lê Thị Tâm Số trang: 54 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2017 Link Download http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=13530https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1