Trong thời đại ngày nay, ngoại giao văn hóa có vai trò và ý nghĩa lớn lao cho sự phát triển bền vững của đất nước. Văn hóa ngày càng thể hiện rõ là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển lâu bền, vì mục tiêu nhân văn, vì con người với cuộc sống đích thực và trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Giao lưu văn hóa đã trở thành “nhịp cầu nối liền” các quốc gia và có vai trò to lớn trong việc hòa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh về sắc tộc, tôn giáo; đồng thời thúc đẩy các nước tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển. Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa là “thời cơ vàng” để Việt Nam học hỏi được nhiều điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt, chọn lọc được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam, thực hiện đúng phương châm “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới và đưa văn hóa thế giới đến Việt Nam”. (Đảng Cộng sản Việt Nam. 2011, tr. 41) Luận văn thạc sĩ lịch sử Chuyên ngành lịch sử Việt Nam Tác giả: Lê Trúc Hưng Hướng dẫn: Ts Lê Tùng Lâm, Bùi Thanh Xuân 126 Trang File PDF-TRUE Đại Học Sài Gòn 2023 Link download https://drive.google.com/file/d/1Le9sACjqD9nhfKnUW0BAHZP2fmigPuI4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1