Ngoại Thương Việt Nam Thời Kì Đổi Mới (1986 - 2015)Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là vào những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế “toàn cầu hóa”. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chính vì thế, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là xu thế tất yếu khách quan. Trong những năm gần đây, xu thế toàn cầu hóa kinh tế gắn liền với sự phát triển khoa học – kĩ thuật, sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Kinh tế thị trường là một nền kinh tế mở, do đó mỗi nước cần có những mối quan hệ với thị trường thế giới, không một quốc gia nào tách khỏi thị trường thế giới mà có thể phát triển kinh tế của mình. Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang từng bước một chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng của công cuộc đổi mới, trong đó có vấn đề ngoại thương. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thùy Linh Tác giả: Đàm Thị Hồng Nhung Số trang: 77 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm Hà Nội 2 2017 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...eu&op=Tin-hoc/Microsoft-PowerPoint-2007-12641https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1