Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Trong đó, nhân vật là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sĩ miêu tả đời sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nghiên cứu văn chương từ góc độ tìm hiểu nhân vật sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại, trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tạo của nhà văn…. Văn học ở bất kì thời đại nào, trong bất cứ thể loại nào cũng đều phản ánh mối quan hệ mật thiết của nó với đời sống. Và nhằm tái hiện cuộc sống, văn học phải nhờ đến nhân vật (những chủ thể nhất định) để mô hình hóa thực tại. Như thế, việc chiếm lĩnh các mặt giá trị của tác phẩm sẽ khó có thể thực hiện nếu không tìm hiểu phương diện nhân vật – thành quả nghệ thuật quan trọng trong sáng tác của mỗi nhà văn. Luận văn thạc sĩ Văn học Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lưu Khánh Thơ Tác giả: Đinh Thị Thu Huyền Số trang: 105 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Quốc gia Hà Nội 2016 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1067957 https://drive.google.com/uc?id=1aXe9WJ5K5R6Ts-p0hubkUz0Q5F5MjL1Ahttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1