Maiacốpxki từng nói Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là nănglượng chủ yếu của câu thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu không là đặc quyền chỉ của thơ. Trong văn xuôi cũng tồn tại nhịp điệu. Nhịp trong văn xuôi không gò bó quá như trong thơ mà tương đối tự do. Văn xuôi có nhịp điệu thường gặp,đặc biệt trong "văn xuôi có chất thơ " (prose poetique). Chưa ai xác địnhđược ranh giới giữa văn xuôi có nhịp điệu và văn xuôi thông thường nên chỉcó thể hiểu nhịp điệu là sự phân bố chỗ ngắt giọng, âm thanh bằng trắc, điểm dừng có vai trò thẩm mỹ, tuy rằng nó độc lập với các vần, luật thơ. Việc nghiên cứu về nhịp điệu của văn xuôi tuy khó khăn hơn, song lại là công việc rất nên được quan tâm, bởi vì thực tiễn văn chương cho thấy nhiều áng văn xuôi khi đưa được nhịp điệu vào thì sức lan tỏa trở nên rộng lớn hơn, biểu cảm mạnh hơn. Những bài ký của Nguyễn Tuân, Thép Mới, NguyễnTrung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.v… Chính là những mẫu mực ngày nay cho cách dùng văn chương có nhịp điệu. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành ngôn ngữ học Tác giả: Nguyễn Thanh Nga Hướng dẫn: Ts. Hoàng Cao Cương 148 Trang File PDF-TRUE Trường ĐH Sư Phạm Thái Nguyên 2010 Link download http://nitroflare.com/view/362AA8488214CEEhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1