Có thể nói, giới Việt ngữ học chưa quan tâm đúng mực đến việc nghiên cứu địa danh nếu không muốn gọi là ít mặn mà. Cả ba bốn thập kỷ qua phần lớn công trình bàn về vấn đền này đa phần là của giới sử học, dân tộc học, văn hóa học, nhân học... Còn giới Việt ngữ học chỉ khiêm tốn chiếm một góc nhỏ. Mấy năm gần đây, tình hình nghiên cứu có khởi sắc hơn, tăng, cả chất lẫn lượng nhưng chỉ “khu biệt trong một vài nhà nghiên cứu. Có khá nhiều công trình được công bố nhưng chỉ “mua vui một vài trống canh” khi tiếp cận vấn đề hời hợt, phần lớn mang tính tổng hợp dựa trên những công trình của các tác giả đi trước. Nguyên nhân là đâu đó vẫn tồn tại quan niệm cho rằng địa danh là một dạng “ký sinh ngôn ngữ” chỉ có chức năng định danh (naming). Có khá nhiều nhà Việt ngữ học nhìn nhận sai lầm khi xem chúng là “những khối ngôn ngữ vô hồn” chỉ được sản sinh từ những chất liệu có sẵn trong vốn từ chung. Và đại loại xem việc “các nhà từ nguyên học suốt đời mạy mọ đi tìm nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh đó là một việc làm vô ích (cf. Lê Đình Bích). Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Trung Hoa Tác giả: Nguyễn Tấn Anh Số trang: 265 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2008 Link Download https://drive.google.com/file/d/1SiwK7yp0FmqRBagiGTI_wjpWXLHadi-Jhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1