Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, có thể nói thời trung đại (thế kỉ X đến thế kỉ XIX) nói chung, thời Nguyễn nói riêng, việc thực hiện nghĩa tu hiếu (sửa việc giao hiếu) và đạo giao lân (việc giao thiệp với các nước láng giềng) đã trở thành phép trị nước của các vương triều Việt Nam. Điều này đã được nhà bác học Phan Huy Chú khẳng định trong “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với các nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù lại rất quan hệ, không thể xem thường, cho nên nghĩa tu hiếu chép ở kinh Xuân thu, đạo giao lân chép ở hiền truyện, chính là đem lòng tin thực mà kết giao, người có quyền trị nước phải nên cẩn thận.” [8, tr 185]. Lời nhận định trên giúp ta hiểu được vì sao trong văn học trung đại thời Nguyễn có nhiều người làm thơ trên đường đi sứ đến như vậy Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thu Yến Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Diễm Số trang: 151 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2012 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/18824 https://drive.google.com/file/d/1DxBXxVmRafug6DDrf3Gr1R8avDx0ioMrhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1