Là một quốc gia nông nghiệp - sau 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình với việc cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% dân số (60 triệu người), đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu [91]... Tuy nhiên, trước bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, như: áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt; tác động ngày càng trực diện của diễn biến kinh tế khu vực, thế giới đến phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng; đồng thời, nông nghiệp lại là lĩnh vực đang đối diện với những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường...trong khi năng lực sản xuất và mức độ hội nhập của lĩnh vực nông nghiệp còn yếu bởi thực tế sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phổ biến với quy mô nhỏ lẻ; tình trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn mang tính tự phát, sản xuất chủ yế`u theo tín hiệu thị trường ngắn hạn cộng thêm trình độ sản xuất công nghiệp chế biến còn thấp so với các nước và nông nghiệp Việt Nam vẫn bị động trước những tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan như khí hậu, dịch bệnh… Vì vậy, để nông nghiệp thực sự là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thì nông nghiệp cần hướng tới sự phát triển mang tính bền vững. Luận án tiến sĩ kinh tế Chuyên ngành kinh tế chính trị Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quốc Trung Tác giả: Nguyễn Minh Luân Số trang: 167 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 2016 Link Download http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.10&view=27597 https://drive.google.com/uc?id=1z508YMMtdaPqmkuL6aQXbkGsB0WuomMphttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1