Phân Lập Bacillus Subtilis Từ Ruột CáNgành chế biến thủy sản của nước ta sản lượng ngày càng tăng, mang lại nguồn lợi lớn cho quốc gia, song bên cạnh đó, việc chế biến thủy sản không sử dụng hết toàn bộ các phần của chúng mà để lại nguồn phụ phế phẩm rất lớn, nếu không được xử lý sẽ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường do quá trình phân giải các protein, lipid…theo Trần Duy 2014, hiện nay trên toàn cầu có khoảng 70 triệu tấn thủy sản đang được chế biến ở dạng phi lê, đông lạnh, đóng hộp hoặc ngâm tẩm. Trong năm 2011, sản lượng cá ngừ toàn cầu đạt 4,6 triệu tấn, tuy nhiên sản phẩm cá ngừ đóng hộp chỉ có gần 2 triệu tấn [32], điều này có nghĩa là lượng phụ phẩm cá ngừ thải ra từ công nghiệp chế biến cá ngừ này lên đến hơn 2 triệu tấn. Việc đánh bắt, chế biến thủy sản xuất khẩu luôn đi kèm theo một lượng phụ phế phẩm khá lớn, theo thống kê của Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) lượng phụ phế phẩm bao gồm: đầu, xương, da, vây, vẩy, thịt vụn và nội tạng cá thải ra trong quá trình chế biến đồ hộp chiếm từ 30 – 65 %, trong sản xuất cá phi lê, cá khô, cá muối, cá xông khói lượng phụ phế phẩm thải ra chiếm từ 50 – 75 %. Sản xuất chế biến cá lấy phi lê, dùng đóng hộp thường chỉ lấy phần cơ, các phụ phế phẩm sản xuất cá ngừ đóng hộp có thể chiếm khoảng 65 % lượng nguyên liệu ban đầu, trong ngành sản xuất thịt cá ngừ cho thấy các phế phẩm, phụ phẩm chiếm khoảng 50 % tổng nguyên liệu ban đầu, đối với cá basa thì phụ phế phẩm trong chế biến cá phi lê gồm đầu, xương, mỡ, da, nội tạng, thịt vụn… và chúng chiếm khoảng 65 – 70 % lượng nguyên liệu ban đầu. Đồ án tốt nghiệp Chuyên ngành Công nghệ sinh học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hai Tác giả: Hồng Sếch Hếnh Số trang: 73 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2016 Link Download http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=118044 https://drive.google.com/uc?id=1n4fORs0KLPi7_FT6AhbpI7_SpzgNpaRHhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1