Luận Văn Thạc Sĩ Phân Số Ai Cập Và Biểu Diễn Đơn Vị

Discussion in 'Chuyên Ngành Phương Pháp Toán Sơ Cấp' started by nhandanglv123, Jun 1, 2020.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Phân Số Ai Cập Và Biểu Diễn Đơn Vị
    Toán học Ai Cập rất đặc sắc về nhiều mặt. Một trong những khía cạnh rất kỳ lạ của Toán học cổ Ai Cập liên quan đến "Phân số". Các nhà Toán học cổ Ai Cập chỉ xét những phân số mà ta gọi là "Phân số đơn vị", phân số có tử số bằng 1 và mẫu số là các số nguyên dương. Tại sao lại như vậy? Ở thời Ai Cập cổ đại, ký hiệu toán học trong hệ thập phân dựa trên cơ sở các ký hiệu bằng chữ tượng hình cho mỗi lũy thừa của mười cho đến một triệu. Mỗi kí hiệu trong số này có thể được viết đi viết lại nhiều lần nếu cần thiết để có thể đạt được con số mong muốn. Do đó, để viết được các số tám mươi hay tám trăm, ký hiệu mười hay một trăm sẽ được viết tám lần tương ứng. Bởi vậy phương pháp tính toán của họ không thể xử lí hầu hết các phân số có tử số lớn hơn 1, họ đã phải viết các phân số như là tổng của nhiều phân số có tử số bằng 1. Các phân số đơn vị này được viết như là số nguyên với dấu chấm hay kí hiệu nào đó ở bên trên. Nhưng trong luận văn này chúng ta vẫn dùng qui ước thông dụng để viết phân số.
    • Luận văn thạc sĩ khoa học
    • Chuyên ngành Phương pháp toán sơ cấp
    • Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Ngọc
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Nhật
    • Số trang: 66
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2016
    Link Download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/74916
    https://drive.google.com/uc?id=1UZUZoEXEKem2OJmpUreNyUaXtCNBZl5x
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page