Kết cấu sandwich gồm ba lớp: lớp lõi dày có trọng lượng nhẹ nằm giữa hai lớp bề mặt mỏng có độ cứng lớn. Với cấu trúc như vậy, khi kết cấu chịu uốn, lớp bề mặt chủ yếu chịu kéo hoặc nén, vì vậy thường được làm từ vật liệu có cường độ cao như thép, nhôm, composite. Trong khi đó lớp lõi chủ yếu chịu cắt nên thường được thiết kế để giảm thiểu trọng lượng kết cấu bằng lựa chọn vật liệu hợp lý, hay cấu trúc không gian thích hợp, hoặc cả hai. Do đó, kết cấu sandwich có độ cứng chịu uốn, khả năng hấp thụ năng lượng, tính cách âm, cách nhiệt cao hơn nhiều so với kết cấu đơn lớp. Vì vậy loại kết cấu này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hàng không, đóng tàu, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng, …Ứng xử cơ học của kết cấu sandwich phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn vật liệu lớp bề mặt, vật liệu và cấu trúc không gian lớp lõi, cũng như tỷ lệ độ dày giữa các lớp. Hiện tượng tách lớp trong quá trình sử dụng do sự khác biệt về tính chất vật liệu giữa các lớp cũng là một vấn đề thường gặp và cần được lưu tâm. Luận án tiến sĩ Cơ khí Chuyên ngành Cơ kỹ thuật Người hướng dẫn: TS Đặng Xuân Hùng, GS.TS Trần Minh Tú Tác giả: Hương Quý Trường Số trang: 206 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Xây dựng Hà Nội 2023 Link Download https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.11&view=43465 https://drive.google.com/file/d/1iIvGvvc3lW55ecyH4mM53K4lE7zS4ptZhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1