Pháp Luật Về Quản Lý Chung Cư Ở Việt NamQuyền có nhà ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp nước ta. Nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố lớn, đô thị đặc biệt như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, mỗi năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và ở lại thành phố tìm việc làm, những người đến tuổi lập gia đình và tách ra khỏi hộ gia đình để ở riêng, diện tích nhà ở chật và kinh tế gia đình ngày được cải thiện, có đủ năng lực tài chính để mua một ngôi nhà ở khác có diện tích lớn hơn hoặc điều kiện tốt hơn, hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống trong một nhà ở… Để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của người dân, hàng loạt nhà chung cư đã ra đời. Sự xuất hiện của nhà chung cư đã góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt đô thị và giải quyết chỗ ở cho người dân. Tuy nhiên, cùng với đó nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình sử dụng đã nảy sinh giữa chủ đầu tư và người dân. Tranh chấp diện tích sử dụng chung, phí dịch vụ cao tại một số nhà chung cư cao cấp và hoạt động không hiệu quả của Ban quản trị nhà chung cư đã và đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Mối quan hệ “Bốn bên” giữa chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý nhà chung cư và người dân trong khai thác sử dụng nhà chung cư còn nhiều bất cập, đặc biệt vai trò của chủ đầu tư sau khi bàn giao căn hộ cho người mua nhà còn chưa hợp lý. Luận văn thạc sĩ luật học Chuyên ngành Luật kinh tế Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Doãn Hồng Nhung Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Số trang: 123 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học quốc gia Hà Nội 2015 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1062481https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1