Luận Án Tiến Sĩ Phát Ngôn Có Vị Từ Ba Diễn Tố Trong Tiếng Việt

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by quanh.bv, Jul 28, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Phát Ngôn Có Vị Từ Ba Diễn Tố Trong Tiếng Việt
    - Vị từ ba diễn tố (VTBDT) là những vị từ có bản chất từ vựng - ngữ pháp quy định một bộ gồm ba vai nghĩa có tính chất bắt buộc tạo thành diễn trị hay khung diễn tố của nó. VTBDT được xác định là một vị từ [+Động], [+Chủ ý], [+Tác động] và [+Ba diễn tố]. Qua khảo sát 2149 phát ngôn có VTBDT, các VTBDT cơ bản trong tiếng Việt được chia thành 8 tiểu nhóm, với tần số xuất hiện khác nhau: vị từ phát nhận (825/2149; 38,3%), sai khiến (621/2149; 28,9%) , dời chuyển (301/2149;14%), nói năng (163/2149; 7,6%), bình xét (152/2149; 7,1%), biến hóa (34/2149; 1,6%), nối kết (28/2149; 1,3%) và so sánh (25/2149; 1,2%). Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối bởi trong một vị từ luôn có nhiều lớp nghĩa và sự hoạt động của vị từ trong phát ngôn cũng rất đa dạng và phức tạp.
    - Phát ngôn có VTBDT là phát ngôn biểu thị các sự tình mà vị từ trung tâm diễn đạt nội dung của sự tình đó đòi hỏi ba tham thể bắt buộc. Ở dạng cơ bản, cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn này bao gồm bốn thành tố và theo trật tự sắp xếp thông thường: diễn tố thứ nhất - vị từ ba diễn tố - diễn tố thứ hai - diễn tố thứ ba.
    • Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Kim Phượng và GS.TS Nguyễn Văn Hiệp
    • Tác giả: Đỗ Thị Hiên
    • Số trang: 165
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Sư phạm Hà Nội 2017
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=29248
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page