Luận Án Tiến Sĩ Phát Triển Và Tối Ưu Hóa Tay Kẹp Chi Tiết Dạng Trục Sử Dụng Cơ Cấu Mềm

Discussion in 'Chuyên Ngành Kỹ Thuật Cơ Khí' started by quanh.bv, Aug 8, 2024.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2024-8-8_4-22-57.png
    Phát triển một bộ tay kẹp với nhiệm vụ kẹp và định vị chính xác là một thách thức trong ngành lắp ráp. Luận án này nhằm mục đích phát triển hai bộ tay kẹp dựa trên cơ cấu mềm mới. Bộ tay kẹp đầu tiên với cấu trúc bất đối xứng được tích hợp cảm biến chuyển vị. Bộ tay kẹp thứ hai có cấu trúc đối xứng, định hướng ứng dụng trong hệ thống lắp ráp. Đối tượng kẹp được giả định là những chi tiết có dạng hình trụ, kích thước nhỏ như là trục của động cơ mô-tơ rung sử dụng trong điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử (kích thước f 0,6mm×10mm).
    Trong phần thứ nhất của luận án, một tay kẹp có cấu trúc không đối xứng tích hợp cảm biến chuyển vị cho phép tự xác định hành trình của mỏ kẹp dựa trên cơ cấu mềm được phân tích và tối ưu hóa. Các lá cảm biến (strain gauges) được dán trên bề mặt các khớp lá để tạo thành cảm biến chuyển vị với độ phân giải micromet. Ngoài ra, các phương trình tĩnh học và động học của tay kẹp được xây dựng thông qua mô hình vật thể giả cứng (PRBM) và nguyên lý Lagrange. Để tăng độ cứng và tần số, miếng vật liệu silicon được sử dụng lấp vào các khoang hở của tay kẹp.
    • Luận án tiến sĩ Cơ khí
    • Chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí
    • Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Hiếu Giang TS. Đào Thanh Phong
    • Tác giả: Hồ Nhật Linh
    • Số trang: 191
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Anh
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 2023
    Link Download
    https://luanvan.moet.gov.vn/?page=1.11&view=42384
    https://drive.google.com/file/d/1xQzF7C1Iy6dnyvbmZ2FK1Z0fRybU1RAy
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page