Phép Nội Suy FractalChúng ta đều biết rằng hình học Euclide cho phép vẽ và đo đạc các hình có dạng là các đường thẳng và các đường cônic. Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ đo đạc với các đường này. Một minh chứng là, để đo đoạn bờ biển từ một địa điểm A đến địa điểm B nào đó, ta có thể sử dụng compa với độ mở 1 mét và tiến hành đo sát mép nước. Đây là cách làm mà chúng ta thường hay nghĩ tới. Tuy nhiên khi đo như vậy, ta đã bỏ qua các lồi lõm nhỏ hơn 1 mét. Thu hẹp độ mở của compa còn 100cm ta tính thêm được một số chỗ lồi lõm, và thu được giá trị lớn hơn và chính xác hơn chút nữa. Cứ tiếp tục làm như vậy ta tiến dần tới giới hạn thực của địa điểm A và địa điểm B. Việc làm trên đây thực chất là ta thay đổi một đường cong thực quá gồ ghề khúc khủy bằng các phép đo liên tiếp theo độ mở giảm dần của compa. Vì chiều dài bờ biển không thể vô tận nên các phép đo này phải hội tụ. Đối với hình học Euclide thì là đúng. Chẳng hạn đối với một đường tròn, phương pháp tổng các dây cung ngày một ngắn và hội tụ đến chu vi hình tròn. Nhưng đó là các hình Euclide mà ta quen thuộc từ hàng ngàn năm nay như tam giác, tứ giác.... Luận văn thạc sĩ Khoa học máy tính Chuyên ngành Khoa học máy tính Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Điển Tác giả: Lý Thị Thu Hà Số trang: 78 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2013 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/phep-noi-suy-fractal-40975.htmlhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1