Từ thế kỉ XX, phong trào tôn giáo mới đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng ở các nước Châu Âu. Tuy nhiên, thuật ngữ “Tôn giáo mới” lại được các nhà nghiên cứu tôn giáo ở Châu Âu lấy từ Nhật Bản. Trong thời kỳ này, các tôn giáo ở Nhật đã phát triển với số lượng lớn không còn là một hiện tượng mà đã trở thành phong trào thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu không những ở Nhật Bản mà còn trên thế giới. Tại sao ở Nhật Bản, một đất nước trước đó đã có nhiều tôn giáo như vậy, Phật giáo, Thần đạo, Thiên chúa giáo, Tin lành… mà các tôn giáo mới lại vẫn tiếp tục xuất hiện và có điều kiện sinh sôi nảy nở, phải chăng người Nhật cần một hệ giá trị, một niềm tin, một nơi nương náu, nương tựa mới? Chính vì tò mò và thắc mắc nên tôi đã tìm hiểu để có cái nhìn toàn diện hơn về nguyên nhân, nguồn gốc, đặc điểm, quá trình hình thành của các tôn giáo mới ở Nhật Bản. Luận văn thạc sĩ Châu Á học Chuyên ngành Châu Á học Người hướng dẫn: PGS.TS Trương Văn Chung Tác giả: Trần Thị Dung Số trang: 131 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2015 Link Download https://drive.google.com/file/d/1cQ8wIsBGxw0PZw7LOhlTYgFqaYBUCS4Zhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1