Từ lâu, bản thân từ ngôn ngữ đã rất quen thuộc đối với mọi người chúng ta. Với cách hiểu đơn giản nhất, ngôn ngữ được xem là tiếng nói của con người. Khi nhìn thấy xung quanh ta, hình như ai cũng “tự nhiên” biết nói cũng giống như tự nhiên biết khóc, biết đau, biết nói, biết cười… và có người lại nhầm tưởng rằng ngôn ngữ cũng giống như bản năng sinh vật của con người. Thực ra ngôn ngữ hoàn toàn khác hẳn so với những hiện tượng vừa nêu. Và điều khác biệt cơ bản chính là ở chỗ ngôn ngữ không thể tách rời xã hội. Ngôn ngữ được xem là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Bản chất xã hội của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ: 1) ngôn ngữ phục vụ xã hội với tư cách là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, phương tiện trao đổi ý kiến trong xã hội, phương giúp cho người ta hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công tác chung trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người; 2) ngôn ngữ thể hiện ý thức xã; 3) ngôn ngữ có khả năng hình thành và sử dụng văn hoá; 4) sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Luận văn thạc sĩ Châu Á học Chuyên ngành Châu Á học Người hướng dẫn: TS. Hồ Minh Quang Tác giả: Trần Quang Huy Số trang: 175 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2012 Link Download https://drive.google.com/file/d/1oxcq9apfrvhqqFeoFIdrfZNoMvBpPGoDhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1