Phương Thức Ứng Xử Của Nguyễn Trãi Trong Quốc Âm Thi TậpMác đã từng nói “trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Mỗi cá nhân là trung tâm quy tụ các quan hệ - đa chiều, phức tạp. Phương thức ứng xử có thể coi là yếu tố chi phối, thậm chí quyết định sự thành công, thất bại. Hơn thế, phương thức ứng xử xét về khía cạnh nào đó (như một nghệ thuật) là bộ mặt thứ hai, thể hiện tầm văn hóa, trí tuệ, tính cách đồng thời cũng là thước đo giá trị của con người. Văn hóa ứng xử của con người luôn có xu hướng xê dịch theo thế cân bằng với xã hội, mỗi thời đại lại có chuẩn mực ứng xử khác nhau. Thời kì phong kiến con người chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cả ba luồng tôn giáo: Nho, Phật, Đạo. Hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” đã dẫn đến những giao thoa trong việc chọn lẽ ứng xử: với xã hội, họ vận dụng triệt để lẽ “xuất – xử; hành – tàng”; với con người, họ hành lễ theo “tam cương, ngũ thường”, theo đạo “trung hòa”; với thiên nhiên, họ thi ứng theo nguyên lí “thiên địa vạn vật nhất thể”. Nguyễn Trãi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời trung đại, cả ba tôn giáo trên đều ít nhiều có tác động đến việc lựa chọn cách ứng xử của ông. Luận văn thạc sĩ Văn học Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Thị Phương Thái Tác giả: Nguyễn Thị Hiền Số trang: 130 File PDF-TRUE Đại học Thái Nguyên 2016 Link Download https://drive.google.com/open?id=15U_TplkrF5TJsCu7CbTUX6AN6Vv-Bffzhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1