Thuật ngữ hòa nhập (integration) được hiểu là tích hợp hai hay nhiều đối tượng khác nhau thành một. Trong quá trình tranh luận về sự hòa nhập, integration còn được bổ sung thêm nghĩa là ‘làm cho hoàn hảo’. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự tích hợp văn hóa khi định nghĩa khái niệm “hòa nhập”. Khái niệm hòa nhập chính trị chỉ tập trung nhấn mạnh vào việc thống nhất chế độ chính trị là chủ yếu. Ngược lại, sự cố kết mạnh mẽ thông qua yếu tố chủ quan như ý thức cộng đồng và sự nhất trí về các giá trị quan trọng đã đưa ra gợi ý quan trọng khi định nghĩa về sự hòa nhập văn hóa. Trong thực tế, sự hòa nhập hoàn toàn chỉ có thể thực hiện khi mọi người có cùng chung một hệ thống giá trị về văn hóa. Do đó, sự hòa nhập văn hóa là sự hòa nhập quan điểm về giá trị, những biểu tượng mang tính xã hội, những biểu hiện mang tính nghệ thuật – mỹ thuật và văn hóa trong đời sống thường nhật. Vì vậy, sự hòa nhập văn hóa đòi hỏi phải mất nhiều thời gian hơn và phải hòa nhập được về văn hóa mới có thể gọi là sự hòa nhập thực sự. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm Tác giả: Yoon Han Yeol Số trang: 102 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2008 Link Download https://drive.google.com/file/d/1fkD_NHvmKgdDG4VkHY2P-Iktf3S_UdM4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1