Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng phong phú thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc mà trong đó có di tích lịch sử văn hóa càng trở nên bức thiết. Bởi lẽ, di tích lịch sử văn hóa là thành quả lao động sáng tạo của con người trong quá khứ để lại; là bằng chứng vật chất sinh động phản ánh trung thực quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Di tích lịch sử chính là tài sản vô giá, ở đó ẩn chứa những truyền thống tốt đẹp mà thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ những giá trị đó biểu hiện truyền thống văn hiến, lòng tự hào dân tộc... từ đó các thế hệ sau đón nhận tiếp thu và sáng tạo những giá trị văn hóa mới cho nhân loại. Luận văn thạc sĩ Văn hóa Chuyên ngành Quản lý văn hóa Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Chí Bền Tác giả: Đặng Thị Kim Thoa Số trang: 143 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Văn hóa Hà Nội 2010 Link Download http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/1523 https://drive.google.com/file/d/1RYtKmgk_szTkmB3hHWvCxiIKa3LFSe3hhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1