Trong nền kinh tế hiện nay, để phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cần chú trọng tới yếu tố quản lý đào tạo nghề. Việc quản lý đào tạo nghề có ý nghĩa vô cùng lớn. Qua đào tạo nghề, người lao động được nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề của bản thân mình, từ đó nâng cao được năng suất lao động, góp phần phát triển kinh tế. Việc cải cách hệ thống đào tạo nghề có vị trí quan trọng, có khả năng quyết định những vấn đề về phát triển kinh tế, tiến bộ kỹ thuật và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập và thời đại 4.0. Cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi phải có một lực lượng lao động chất lượng cao để thích ứng với tình hình mới. Trong thời đại 4.0 thị trường lao động Việt Nam chịu nhiều tác động liên quan đến thay đổi xu hướng việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như các yêu cầu về trình độ kỹ năng của người lao động. Nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, sự thay thế sức lao động bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy mà việc phải ưu tiên tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đủ năng lực cần thiết, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ và kỹ thuật là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành Quản lý kinh tế Người hướng dẫn: TS. Vũ Tam Hòa Tác giả: Trần Thị Phương Nga Số trang: 115 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thương mại 2022 Link Download https://dlib.tmu.edu.vn/handle/123456789/13105 https://drive.google.com/file/d/13u1EFKBBVRiWuMVhyGauvW6ivK9sgv8Khttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1