Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản, từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước trong cơ chế bao cấp sang một hình thái kinh tế mới với phạm vi rộng lớn và bao quát hơn. Để thực hiện chức năng huy động nguồn lực tài chính, hệ thống tài chính với các thành phần: Ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình, tài chính yếu tố nước ngoài đã phát huy vai trò của mình, trong đó Ngân sách nhà nước luôn là nhân tố trọng yếu và giữ vai trò chủ đạo. Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở (cấp xã), vừa thực hiện chức năng duy trì hoạt động của bộ máy công quyền, vừa thực hiện chức năng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng – An Ninh. Luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành Quản lý kinh tế Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Việt Tác giả: Giàng A Tủa Số trang: 107 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thương mại 2019 Link Download https://dlib.tmu.edu.vn/handle/123456789/15100 https://drive.google.com/file/d/1u4pJntjavleZcsUOSJ1gQUwk-PzYDD6Ihttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1