Thực tiễn lịch sử của nhân loại và Việt Nam đã khẳng định một chân lý: bất kỳ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển bền vững thì xã hội đó cần phải có sự phát triển, tiến bộ hài hoà cả về kinh tế, chính trị lẫn văn hoá xã hội. Do vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội còn cần phải phát triển cả về văn hoá. Trong đó có đạo đức, luân lý hay nói khác hơn đó chính là đạo làm người. Với tư tưởng đó, ở nước ta, trong quá trình đổi mới để xây dựng Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [23; tr. 99], Đảng và Nhà nước không những hướng mục tiêu trọng tâm nhằm đạt được sự phát triển về kinh tế, khoa học - công nghệ, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, củng cố an ninh - quốc phòng, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế,… mà còn phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, văn hoá cùng những giá trị tinh thần vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và vừa giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức con người. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Doãn Chính Tác giả: Nguyễn Thanh Thuỳ Trang Số trang: 174 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2016 Link Download https://drive.google.com/file/d/1nkG2d1R32mjTk8LwDE9C2Dxn8JS11RP1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1