Quan Niệm Về Trung Hiếu Trong Tư Tưởng Của Phùng Khắc KhoanTừ thế kỷ XX, toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu của mỗi quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế đã mở ra cho tất cả các nước trên thế giới những cơ hội lớn để phát triển nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức mới, yêu cầu các nước phải giải quyết. Đối với Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với mục tiêu tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một trong những thách thức đó là bảo tồn những giá trị tinh thần, đạo đức của con người Việt Nam trước những tệ nạn của nền kinh tế thị trường. Do đó, các giá trị đạo đức hiện nay như: lễ - nghĩa, thiện - ác và đặc biệt là trung, hiếu…trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: tâm lý học, lịch sử học, xã hội học… Mỗi khía cạnh khác nhau lại cho cái nhìn mới từ hành động đến nhận thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù xem xét ở khía cạnh nào, từ thời xa xưa cho đến hiện đại thì trung, hiếu vẫn luôn là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Nho giáo nói chung và là đức tính quý báu được đề cao và lưu truyền trong mỗi con người Việt Nam nói riêng. Luận văn thạc sĩ chính trị Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Hạnh Tác giả: Phạm Thị Ngọc Mai Số trang: 85 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2017 Link Download http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/63323https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1