Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất đối với các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ đồng thời là phương tiện phát triển tư duy truyền đạt truyền thống văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói đến ngôn ngữ tự nhiên cũng cần phân biệt ngôn ngữ với tư cách phương tiện giao tiếp nói chung của loài người là khả năng chung của các dân tộc dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp và các ngôn ngữ cụ thể của từng dân tộc. Để biểu thị nghĩa thứ hai, tiếng Việt còn dùng từ “tiếng” chẳng hạn tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh. Ngôn ngữ học nghiên cứu cả ngôn ngữ nói chung lẫn ngôn ngữ cụ thể. Việc học ngôn ngữ học là quá trình nắm bắt những tri thức có sẵn đã đạt được trong ngôn ngữ học, nó khác về chất với quá trình lĩnh hội các tri thức mới của các nhà khoa học trong khi nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học hướng vào cái chưa biết, chưa hiểu chưa được phát hiện, đó là quá trình biến cái chưa hiểu thành cái hiểu được, hai quá trình này gắn bó chặt chẽ với nhau. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Trung Hoa Tác giả: Đặng Hùng Phi Số trang: 176 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2009 Link Download https://drive.google.com/file/d/1xET9J-_xvmHLV2W3cze3Sbf5Z052EcBPhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1