Trong quá trình tiếp xúc lâu dài với văn hoá và ngôn ngữ Hán, tiếng Việt đã tiếp thu một khối lượng lớn các từ ngữ gốc Hán mà chủ yếu là các từ có cách đọc Hán Việt. Cùng lúc đó, hệ thống chữ nôm được xây dựng trên cơ sở chữ Hán đã ra đời. Tất cả điều đó đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc in đậm trong tâm hồn người Việt. Ngày nay, cùng với chính sách của Đảng và Nhà nước ta, sự giao lưu văn hoá và kinh tế với thế giới ngày càng được mở rộng, con người không những sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình mà còn dùng ngoại ngữ để giao tiếp trong mọi tình huống. Nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ trở nên vô cùng cần thiết đối với mọi người. Ngoài tiếng Anh được nhiều người theo học và nghiên cứu vì vốn được xem là thứ ngôn ngữ phổ biến nhất, được nhiều quốc gia chọn làm ngôn ngữ chính và được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp quốc tế, nhu cầu học tập và sử dụng tiếng Hán trên thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng cũng ngày càng được quan tâm. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Công Đức Tác giả: Lý Chánh Kim Số trang: 166 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2008 Link Download https://drive.google.com/file/d/1-mSBKe4C7jeHvcpyX8uG-HEVV9u9uadLhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1