So Sánh Từ Địa Phương Các Phương Ngữ Tiếng ViệtTrong những năm gần đây, từ địa phương là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học và văn hoá học chú ý. Nghiên cứu từ địa phương không chỉ góp phần làm rõ đặc điểm phương ngữ mà còn cho thấy độ phong phú từ vựng, sự tồn tại, khả năng hành chức của chúng so với từ toàn dân. Đồng thời, việc nghiên cứu từ địa phương còn giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của văn hoá, phong tục tập quán đến sự hình thành, biến đổi ngôn ngữ cũng như thói quen ngôn ngữ ở các vùng miền trên cả nước. 1.2. Mặc dù là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nhưng mỗi nhà nghiên cứu, bằng cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau lại nghiên cứu từ địa phương ở phạm vi và mức độ khác nhau. Cho đến nay, từ địa phương chủ yếu được khảo sát, nghiên cứu một cách độc lập hoặc được đặt trong tương quan với ngôn ngữ toàn dân để so sánh, rất ít đề tài nghiên cứu so sánh từ địa phương giữa các vùng phương ngữ, đặc biệt là ở cả ba vùng phương ngữ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Vì vậy, khảo sát từ địa phương và so sánh, đối chiếu từ địa phương trong các phương ngữ là vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Trọng Canh Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình Số trang: 116 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Vinh 2023 Link download https://drive.google.com/file/d/1HRp3L7Y6bXbUisW-HAmolhkzXUk1Bg9Qhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1