Gia đình hiểu theo nghĩa rộng liên quan trực tiếp đến vấn đề kinh tế, giáo dục, văn hóa… Hay nói cách khác, gia đình là hạt nhân của xã hội, tham gia ngay từ đầu vào mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc tái tạo ra con người đến việc giáo dục, bồi dưỡng con người; từ chỗ tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu. Đến lượt mình, các quá trình sản xuất và tiêu dùng, sử dụng công cụ lao động và cải tiến, giáo dục và bồi dưỡng… đều tác động trở lại gia đình, làm củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và cấu trúc gia đình. Quan hệ gia đình là một trong ba mối quan hệ cơ bản nhất của con người đã được hình thành trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, quan hệ gia đình “tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái” Luận án tiến sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, TS. Phú Văn Hẳn Tác giả: Trịnh Thị Nhài Số trang: 252 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2022 Link Download https://drive.google.com/file/d/1pmfXvqVpJ5bKHnXACtzcRiLiqtEWyKYihttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1