Luận Văn Tốt Nghiệp Sử Dụng Bài Toán Hai Vật Để Tìm Lại Ba Định Luật Keple Và Ứng Dụng Trong Việc Phát Hiện Vật Thể

Discussion in 'Chuyên Ngành Vật Lý Đại Cương' started by nhandanglv123, Sep 28, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Sử Dụng Bài Toán Hai Vật Để Tìm Lại Ba Định Luật Keple Và Ứng Dụng Trong Việc Phát Hiện Vật Thể Và Nghiên Cứu Chuyển Động Của Các Vệ Tinh
    Sau Copernicus là thời kỳ tranh luận dữ dội về vị trí của Trái đất và Mặt trời. Tycho Brahe, một nhà Thiên văn giàu có xứ Đan mạch đã bỏ gần 30 năm trời quan sát và ghi chép rất kỹ về chuyển động của các hành tinh, hy vọng đó sẽ là cơ sở kiểm tra lý thuyết. Ông chết đi để lại toàn bộ số liệu cho cộng sự của mình là Kepler, một nhà thiên văn và toán học người Đức xử lý. Qua nhiều lần tính toán, thử đi thử lại, Kepler thấy nếu coi hành tinh chuyển động đều trên quỹ đạo tròn thì sẽ không khớp với số liệu. Ông cho là số liệu không thể sai được, mà hệ nhật tâm Copernicus là chưa chính xác. Johannes Kepler công bố hai định luật đầu tiên của ông vào năm 1609, sau khi phân tích các dữ liệu từ những quan sát lâu năm của Tycho Brahe. Một vài năm sau Kepler mới phát hiện ra định luật thứ ba và công bố nó vào năm 1619. Các định luật Kepler là những khám phá căn bản ở thời của ông, vì từ lâu các nhà thiên văn vẫn tin rằng quỹ đạo của các hành tinh có hình tròn hoàn hảo. Đa số các hành tinh được biết đến trong Hệ Mặt Trời ở thời đó có quỹ đạo xấp xỉ hình tròn, do đó nếu chỉ quan sát sơ lược thì sẽ khó phát hiện ra quỹ đạo hành tinh là hình elíp.
    • Luận văn tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Vật lý đại cương
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Tình
    • Tác giả: Trần Nhật Lệ
    • Số trang: 56
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018
    Link Download
    http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...en-cuu-chuyen-dong-cua-cac-ve-tinh-2018-14238
    https://drive.google.com/uc?id=1tGias24CT9U6o-pByMCzyAN9fqwknxMI
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Nov 7, 2019

Share This Page