Luận Văn Tốt Nghiệp Sử Dụng Dịch Chiết Bạch Hoa Xà (Plumbago Zeylanica) Phòng Bệnh Ngoại Kí Sinh Trên Cá Tra Giống

Discussion in 'Chuyên Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản' started by toan247, Apr 27, 2020.

  1. toan247

    toan247 Member

    [​IMG]
    Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của dịch chiết Bạch hoa xà lên thành phần và cường độ nhiễm ngoại kí sinh trên cá tra giống bằng phương pháp bổ sung vào thức ăn với các khối lượng lá Bạch hoa xà là 10g, 15g, 20g/kg thức ăn và 2 phương pháp chiết xuất là đun trong nước cất và ngâm cồn 700 trong thời gian 8 giờ. Có 5 giống loài ngoại kí sinh trùng được phát hiện trên cung mang và nhớt ở tất cả các nghiệm thức là Trùng mặt trời (Trichodina), Bào tử trùng (Myxobolus), Trùng mỏ neo (Lernaea), Trùng quả dưa (Ichithyophthyrius) và ấu trùng sán lá song chủ (Centrocestus fomosanus). Sau khoảng 28 ngày thí nghiệm, cường độ nhiễm Trùng mặt trời (Trichodina), Bào tử trùng (Myxobolus), Trùng mỏ neo (Lernaea) gần như bằng không cho đến khi kết thúc thí nghiệm ở các nghiệm thức Đ10, Đ15 và C20. Sự tăng trưởng về khối lượng của cá ở nghiệm thức C15 cao nhất (6,08±1,04 g) và có khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (3,93±1,89 g) nhưng khác biệt không ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Dịch chiết Bạch hoa xà được chiết xuất bằng phương pháp gia nhiệt trong nước cất với liều lượng bổ sung 10-15 g/kg thức ăn có tác dụng tốt trong việc hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của kí sinh trên cá.
    • Luận văn tốt nghiệp đại học
    • Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản,
    • Tác giả: Ngô Phước Thịnh,
    • Hướng dẫn: Nguyễn Lê Hoàng Yến
    • 52 Trang
    • File PDF-True
    • Trường ĐH Tây Đô 2015
    Link download
    http://www.mediafire.com/file/ry69mrfpwp22epb
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Apr 28, 2020

Share This Page