Sự Phân Đoạn Văn Bản Trong Sách Giáo Khoa Phổ ThôngVăn bản sách giáo khoa phổ thông từ xưa đến nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học tập của học sinh cũng như trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy của thầy. Vì đó là những văn bản có tính pháp qui, chi phối nội dung bài dạy của thầy và bài học của trò. Gần hai mươi năm qua, việc thay sách cấp I, chỉnh lý sách cấp II và thí điểm sách phân ban ở cấp III đã có nhiều đóng góp để hoàn thiện sách giáo khoa ở các cấp. Qua thực tiễn, những ưu điểm của sách giáo khoa đã được khẳng định, đồng thời theo đó các nhược điểm của văn bản giáo khoa cũng được bộc lộ. Chắc chắn, những nhược điểm của sách giáo khoa đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, học tập của giáo dục phổ thông. Vì vậy, để phấn đấu hoàn chirnh các văn bản sách giáo khoa tối ưu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập ở phổ thông, chúng ta cần thiết phải xem xét, đánh giá thực trạng các văn bản sách giáo khoa hiện hành. Tuy vậy, việc đánh giá, nhận xét sách giáo khoa rất phức tạp. Nó bao gồm nhiều phương diện. Ở luận văn này, chúng tôi chỉ xin đi vào phương diện ngữ pháp văn bản. Phương diện này đã có những cơ sở khoa học, làm căn cứ cho việc khảo sát sự phân đoạn văn bản các loại. Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Ngọc Thêm Tác giả: Bùi Thị Ngọc Dung Số trang: 119 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh 1997 Link Download http://nitroflare.com/view/75CA8D95245F902https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1