Sự Thay Đổi Việc Làm Của Dân Nhập Cư Ở Đà Lạt Trong Vòng 10 Năm Trở Lại Đây Trong nhiều năm qua, di dân và dân nhập cư luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Di dân ở Việt Nam là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, một yếu tố tất yếu của sự phát triển. Di dân là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều, giữa các khu vực, vùng miền và lãnh thổ [UNDP, 2011]. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, những chênh lệch về mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động trong và ngoài nước. Tuy có nhiều lý do khác nhau, song tất cả đều mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân. Luận án tiến sĩ Xã hội học Chuyên ngành Xã hội học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Văn Tùng Tác giả: Vũ Thị Thùy Dung Số trang: 206 Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học quốc gia Hà Nội 2016 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1066776\https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1