Nếu như trước đây, việc sử dụng sức mạnh cứng được xem là biện pháp chủ yếu và truyền thống trong việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế thì ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hòa bình, hợp tác, phát triển trở thành xu hướng chính của quan hệ quốc tế thì việc sử dụng sức mạnh cứng không còn là lựa chọn tối ưu của các quốc gia. Do đó, luận thuyết “Sức mạnh mềm” (hay còn gọi là Quyền lực mềm, Thực lực mềm) của Joseph Samuel Nye tuy chỉ mới xuất hiện từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, song đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm và đề cao bởi không chỉ phù hợp với xu thế thời đại mà còn vì những thành quả mà nó mang lại. Thật vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay, sức mạnh mềm ngày càng cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trong quan hệ quốc tế nhằm củng cố vị thế quốc gia. Luận văn thạc sĩ Châu Á học Chuyên ngành Châu Á học Người hướng dẫn: PGS. TS Trần Nam Tiến Tác giả: Hồ Ngọc Diễm Thanh Số trang: 172 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2016 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Vi2cNpvwXBESJZL3CByPKwxtGZH2LYhGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1