Luận Văn Thạc Sĩ Sưu Tập Đồ Đồng Văn Hóa Đông Sơn Ở Bảo Tàng Thanh Hóa Những Giá Trị Lịch Sử Văn Hóa

Discussion in 'Chuyên Ngành Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Jul 11, 2025 at 4:06 AM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-7-11_4-5-49.png
    Văn hoá Đông Sơn lấy tên một địa điểm khảo cổ học Đông Sơn, thuộc xã Đông Sơn, huyện Đông Sơn (nay là phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá) - địa điểm lần đầu tiên phát hiện những di vật thời đại kim khí nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Văn hoá Đông Sơn là cơ tầng của văn minh Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
    Trong các loại hình di vật của văn hoá Đông Sơn, tiêu biểu nhất là đồ đồng. Cùng với các loại hình di vật khác, đồ đồng là một nguồn sử liệu đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu văn hoá Đông Sơn nói riêng và quá khứ xa xưa của dân tộc nói chung. Thạnh Hoá không chỉ là nơi phát hiện nhiều địa điểm văn hoá Đông Sơn (trên 100 địa điểm), nơi tìm thấy với số lượng lớn di vật đồ đồng, mà trong quá trình lao động, sản xuất nhân dân các dân tộc ở Thanh Hoá đã phát hiện, sưu tầm và lưu giữ nhiều đồ đồng văn hoá Đông Sơn. Từ ngày ra đời (năm 1956) đến nay, Bảo tàng Tổng hợp Thanh Hoá là một trong những trung tâm lưu giữ, bảo tồn và trưng bày các cổ vật chủ yếu về văn hoá Đông Sơn ở Xứ Thanh nói riêng và Việt Nam nói chung.
    • Luận văn thạc sĩ văn hóa
    • Chuyên ngành Văn hóa học
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử
    • Tác giả: Lê Thị Sáu
    • Số trang: 163
    • File PDF-SCAN
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Văn hóa Hà Nội 2001
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1Ytpsz2MKIToEgeLyKdKW-uu97Y2GQEwN
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page