Luận Văn Thạc Sĩ Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Discussion in 'Chuyên Ngành Phát Triển Kinh Tế' started by nhandanglv123, Apr 5, 2021.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Tác Động Của Vốn Con Người Đến Tăng Trưởng Kinh Tế Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Giai Đoạn 2007 - 2014
    Với mục đích đo lường tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ các lý thuyết kinh tế học và các nghiên cứu thực nghiệm trước, đặc biệt là của Ng và Leung (2004), đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas mở rộng với biến phụ thuộc là sản lượng và các biến độc lập bao gồm: Vốn vật chất, lực lượng lao động, vốn con người, độ mở của nền kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp, chi tiêu chính phủ, ảnh hưởng của doanh nghiệp nhà nước và ảnh hưởng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, biến vốn con người được đo bằng số năm đi học bình quân của lực lượng lao động. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối của 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giai đoạn 2007 – 2014 và đề cập ba mô hình ước lượng cơ bản như sau: Mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Trong đó, mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, thông qua các kiểm định tác giả có thể lựa chọn được mô hình mang lại ước lượng vững và tính hiệu quả cao cho nghiên cứu.
    • Luận văn thạc sĩ kinh tế
    • Chuyên ngành Kinh tế phát triển
    • Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Bảo
    • Tác giả: Nguyễn Tấn Tài
    • Số trang: 91
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh 2015
    Link Download
    https://drive.google.com/uc?id=1nO1o4TAjN-E7NdqgJcSMr98FrdNLRELt
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page