Luận Án Tiến Sĩ Tạo Dòng Chịu Hạn Và Phân Lập Gen Cystatin Liên Quan Đến Tính Chịu Hạn Ở Cây Lạc

Discussion in 'Chuyên Ngành Di Truyền Học' started by quanh.bv, Aug 30, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Tạo Dòng Chịu Hạn Và Phân Lập Gen Cystatin Liên Quan Đến Tính Chịu Hạn Ở Cây Lạc (Arachis Hypogaea L.)
    Bằng kỹ thuật chọn dòng biến dị soma kết hợp với phân tích sinh học phân tử trong định hướng cải tiến và nâng cao khả năng chịu hạn của cây lạc, luận án đã thu được kết quả và rút ra các kết luận khoa học như sau:
    1. Luận án xây dựng được quy trình chọn dòng lạc chịu hạn theo cách sử dụng kết hợp các phương pháp nuôi cấy mô tế bào, gây đột biến bằng tia gamma và sử dụng chỉ thị phân tử RAPD; tách dòng và so sánh sự khác biệt trình tự gen cystatin liên quan đến tính chịu hạn. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian cần thiết và nâng cao hiệu quả cho công tác chọn giống lạc.
    2. Xử lý mô sẹo của 10 giống lạc bằng kỹ thuật thổi khô đã xác định được giống lạc L18 có khả năng chịu mất nước thấp nhất. Ở ngưỡng chọn lọc thổi khô 9 giờ kết hợp với chiếu xạ tia gamma 2krad đã làm giảm tỷ lệ tái sinh cây, làm xuất hiện các kiểu hình thấp cây và biến đổi màu sắc, hình dạng lá ở cây lạc. Phát hiện được 5 chỉ thị RAPD đặc trưng cho hai dòng lạc chọn lọc RM47 và RM48: RM48/OPA07-750bp; RM48/OPA08-500bp; RM48/OPB05-900bp; RM48/UPC348-200bp; RM47/OPH08-250bp.
    • Luận án tiến sĩ sinh học
    • Chuyên ngành Di Truyền học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hoàng Mậu, PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm
    • Tác giả: Vũ Thị Thu Thủy
    • Số trang: 146
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2011
    Link Download
    http://sdh.tnu.edu.vn/article/details/507

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 19, 2016

Share This Page